Kinh doanh online đang trở thành một xu hướng phổ biến, một kênh bán hàng mang lại lợi nhậu khủng mà chi phí ban đầu đôi khi lại không quá cao. Các sàn thương mại điện tử thịnh hành hiện nay như Youtube, Facebook, Tiktok, Shopee, Lazada... vẫn thu hút được rất lớn nhà đầu tư quan tâm và phát triển...
1. Tổng quan về nộp thuế khi kinh doanh online
Trong bối cảnh thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, việc những người bán hàng trực tuyến hiểu rõ về các nghĩa vụ thuế và các quy định liên quan là cực kỳ quan trọng. Khi bắt đầu kinh doanh trực tuyến, có hai trường hợp chính mà người bán cần phải tìm hiểu về cách nộp thuế:
● Trường hợp 1: Đối với các cá nhân kinh doanh online không có cửa hàng và không đăng ký kinh doanh thì chỉ cần đăng ký MST cá nhân để kê khai thuế.
● Trường hợp 2: Đối với các cá nhân/tổ chức đã đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp thì cần phải thực hiện đóng thuế theo đúng quy định của từng loại hình.
2. 3 loại thuế bán hàng online bắt buộc phải nộp
Hiện nay, theo quy định của nhà nước, các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến cần nộp các loại thuế kinh doanh online khác nhau. Mỗi loại thuế sẽ có những đặc điểm và cách tính riêng. Dưới đây là 3 loại thuế mà bạn cần nắm rõ:
2.1. Lệ phí môn bài
Lệ phí môn bài là một trong ba loại thuế người bán hàng online bắt buộc phải nộp hàng năm. Lệ phí này được tính dựa trên doanh thu hàng năm của người bán hàng. Lệ phí môn bài được áp dụng để đảm bảo người bán hàng online đóng góp vào ngân sách quốc gia, tạo điều kiện công bằng trong môi trường kinh doanh trực tuyến.
Cụ thể, cách tính thuế môn bài được quy định theo bảng dưới đây:
Doanh thu |
Mức thuế cần đóng |
Trên 500 triệu VNĐ/năm |
1 triệu VNĐ/năm |
100 - 300 triệu VNĐ/năm |
300.000 VNĐ/năm |
Từ 300 - 500 triệu VNĐ/năm |
500.000 VNĐ/năm |
2.2. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Theo quy định của Khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC, người bán hàng online sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Mức thế sẽ được quy định nếu doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch đạt từ 100 triệu đồng/năm trở lên. Để tính toán số thuế TNCN cần nộp, bạn có thể áp dụng các công thức sau:
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Trong đó:
● Tỷ lệ thuế TNCN được áp dụng là 0.5%.
● Doanh thu tính thuế TNCN bao gồm doanh thu đã tính thuế của toàn bộ tiền bán hàng, tiền công, tiền hoa hồng và tiền cung ứng dịch vụ phát sinh.
Tuy nhiên, có một số trường hợp, người bán hàng không thể xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp với thực tế. Khi đó, cơ quan thuế sẽ thực hiện ấn định để xác định số thuế cần nộp. Điều này đảm bảo việc người bán hàng online có thể thực hiện nghĩa vụ đóng thuế hoàn chỉnh.
2.3. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một loại thuế áp dụng cho hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Đây cũng là một trong những loại thuế kinh doanh online mà bạn cần biết. Công thức tính số thuế GTGT phải nộp là:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Trong đó:
● Doanh thu tính thuế GTGT bao gồm toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế.
● Tỷ lệ thuế GTGT áp dụng cho hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa là 1%.
Nguồn: Internet