1900 068 838

    Hỗ trợ:

Số hộ nộp thuế khoán ngày càng tăng!

Trước thông tin cho rằng, việc quản lý thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương thức khoán còn nhiều bất cập, dẫn đến thất thu thuế.

quản lý thuế còn bất cập

Một hộ kinh doanh tại quận Hải Châu - TP. Đà Nẵng.

Để bạn đọc thấy được bức tranh toàn cảnh về thực trạng của lĩnh vực quản lý này, những nỗ lực của ngành Thuế để đảm bảo công bằng, cũng như đúng quy định của pháp luật, TBTCVN đăng tải loạt bài viết xung quanh công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương thức khoán.

Tìm hiểu của phóng viên cho thấy, số hộ kinh doanh nộp thuế khoán được cơ quan thuế đưa vào diện quản lý ngày càng tăng. Theo thống kê của Tổng cục Thuế, năm 2016 có hơn 1,6 triệu hộ, năm 2017 là hơn 1,7 triệu hộ, thì đến năm 2018 là gần 1,8 triệu hộ. Địa phương có số hộ kinh doanh tăng mạnh tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Số hộ đưa vào diện quản lý tăng khoảng 100 nghìn hộ/năm

Để tìm hiểu về tình hình phát triển của các hộ kinh doanh, phóng viên TBTCVN đã khảo sát một vài tuyến phố của Hà Nội. Tại phố Láng Hạ, chỉ một đoạn dài chừng 100 mét cuối con phố này, nhưng có khá nhiều cửa hàng ăn uống mới khai trương. Hai cửa hàng bán đồ ăn mang tên Mỳ cá Sakami, một cửa hàng bánh mỳ Hội An đã được khai trương tại đoạn phố này, thu hút khá đông thực khách đến ăn uống. Tại phố Thái Hà, phía sát Trung tâm Chiếu phim quốc gia, mặc dù là làn đường mới mở, nhưng những hàng quán cũng liên tục được bổ sung. Các cửa hàng chủ yếu là dịch vụ nhà hàng ăn uống, quần áo thời trang, đồ điện tử…  

quản lý thuế còn bất cập

Cũng theo tìm hiểu của phóng viên, số hộ kinh doanh được cơ quan thuế đưa vào diện quản lý tăng theo từng năm, đặc biệt là đối với các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, tạo áp lực rất lớn trong công tác quản lý, cũng như thu thuế đối với các địa phương này. Chỉ tính riêng tại Hà Nội, thống kê cho thấy, năm 2016 có hơn 138.000 hộ kinh doanh được đưa vào diện quản lý, năm 2017 là hơn 149.000 hộ…

Theo thống kê của Tổng cục Thuế, số hộ kinh doanh nộp thuế khoán được cơ quan thuế đưa vào diện quản lý tăng theo từng năm. Cụ thể, năm 2016 cả nước có hơn 1,6 triệu hộ kinh doanh được cơ quan thuế đưa vào quản lý, thì đến năm 2017 số hộ kinh doanh của cả nước là hơn 1,7 triệu hộ, năm 2018 là gần 1,8 triệu hộ được cơ quan thuế đưa vào diện quản lý. Như vậy, tính bình quân mỗi năm, số hộ kinh doanh được cơ quan thuế đưa vào quản lý tăng trung bình khoảng 100 nghìn hộ/năm.

Công khai mức thuế khoán

Nói về công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực thuế cho rằng, đây là lĩnh vực cực kỳ phức tạp và khó quản lý. Bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam cho rằng, cái khó nhất của việc quản lý thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế khoán đó là xác định doanh thu. Theo bà Cúc, hiện nay ở nhiều nước, để xác định doanh thu của một hộ kinh doanh ăn uống, cơ quan thuế sẽ phát phiếu điều tra để xác định số lượng khách trung bình hàng ngày, từ đó nhân với đơn giá mỗi suất ăn để xác định doanh thu. 

Hiện nay, việc xác định mức thuế khoán đối với hộ kinh doanh được xác định theo Thông tư 92/2015/TT-BTC. Cụ thể, để xác định được mức thuế khoán đối với hộ kinh doanh, cơ quan thuế phải thực hiện rất nhiều bước là: tham khảo ý kiến của HĐTV thuế xã, phường, sau đó mới xác định mức thuế khoán chính thức đối với hộ kinh doanh. Sau khi xác định mức thuế khoán đối với từng hộ kinh doanh, cơ quan thuế phải niêm yết công khai mức thuế khoán tại bộ phận “một cửa” của cơ quan thuế, tại trụ sở UBND phường, ban quản lý chợ…  



“Tôi đã từng đi tham khảo kinh nghiệm của các nước thì thấy rằng, để xác định doanh thu của một hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ quan thuế phát cho mỗi khách một phiếu thăm dò, trong đó có các thông tin như ngày, giờ, số khách thực tế trong quán, thông qua kết quả khảo sát này sẽ xác định doanh thu của mỗi hộ kinh doanh” - bà Cúc chia sẻ. 

Ông Cao Ngọc Tuấn - Cục trưởng Cục Thuế Quảng Ninh cho biết, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc quản lý thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế khoán hiện nay còn vướng, đó là chính sách thuế đối với đối tượng này chưa hoàn thiện. Vì thế, Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đã đề cập vấn đề nâng cao vai trò của hội đồng tư vấn (HĐTV) thuế xã, phường vào để việc xác định mức thuế khoán đối với hộ kinh doanh được minh bạch và công bằng hơn.

“Nếu HĐTV thuế xã, phường làm việc nghiên túc, chặt chẽ, công tâm thì mức khoán sẽ sát với thực tế. Ngược lại, nếu vì thân quen, thiếu khách quan thì việc xác định doanh thu chưa đến mức 100 triệu đồng/năm với mức trên 100 triệu đồng/năm sẽ rất khác. Để khắc phục tình trạng này, cần phải đưa hóa đơn điện tử vào áp dụng trong thực tế. Ví dụ, một hộ kinh doanh bán phở khi sử dụng hóa đơn điện tử, được kết nối với cơ quan thuế thì khi mỗi hóa đơn xuất ra, cơ quan thuế sẽ nắm được, từ đó xác định doanh thu hàng ngày, hàng tháng là bao nhiêu, từ đó sẽ xác định mức thuế khoán một cách chính xác” - ông Tuấn nói.

Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Được - Tổng giám đốc Công ty TNHH Tư vấn thuế Trọng Tín cho rằng, HĐTV thuế xã, phường là một yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế và thu thuế đối với hộ cá nhân. “Về thành phần tham gia HĐTV thuế xã, phường, tôi cho rằng, nên giao cho ban kinh tế - xã hội của hội đồng nhân dân xã, phường tham gia với tư cách tư vấn và giám sát” - ông Được nói.

Nguồn: Internet.

 

» CÔNG TY TNHH DV HĐĐT TRUNG KIÊN
» Hotline: 1900 068 838
» Email : Info@hoadondientutrungkien.com
» Website: hoadondientutrungkien.com

Các tin khác

phone
Support hóa đơn điện tử:
1900 068 838 (Giờ hành chính)
phone
Holine hóa đơn điện tử:
0919448851 (Ngoài giờ hành chính)
mail
Email hỗ trợ hóa đơn:
info@hoadondientutrungkien.com

Liên hệ

CÔNG TY TNHH DV HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ TRUNG KIÊN
MST     : 0 3 1 5 1 7 0 3 6 5

Địa chỉ : 108/6A Đường số 6, Phường Linh Trung, Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh.
Hotline : 0919 44 88 51 - Tổng Đài: 1900 068 838
Email   : Info@hoadondientutrungkien.com


KẾT NỐI VỚI TRUNG KIÊN

 

Hỗ Trợ