1900 068 838

    Hỗ trợ:

Thanh Hóa: Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử nhiều lĩnh vực

Thanh Hóa là một trong những tỉnh, thành phố sớm ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và đầu tư hạ tầng thương mại điện tử (TMĐT) phục vụ sản xuất, kinh doanh, kết nối cung cầu các sản phẩm hàng hóa. Từ đó trở thành kênh giao dịch điện tử tiện lợi cho người mua, người bán trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

Hiện nay, hệ thống viễn thông internet của Thanh Hóa đảm bảo triển khai tốt các ứng dụng về thông tin điện tử. Các hình thức thanh toán điện tử phổ biến gồm: Thanh toán thông qua thẻ (POS, ATE...), thanh toán trên internet (thông qua tài khoản mở tại ngân hàng); thanh toán trực tiếp qua điện thoại di động. Theo đó, phát triển TMĐT đã mang lại lợi ích không nhỏ cho doanh nghiệp, thông qua kênh phân phối trên sàn TMĐT. Việc ứng dụng CNTT và phát triển TMĐT trên địa bàn Tỉnh đạt nhiều kết quả tốt.

Đến nay, các tiêu chuẩn trao đổi, thu thập dữ liệu được ứng dụng trong hầu hết các giao dịch TMĐT, loại hình doanh nghiệp – doanh nghiệp (B2B). Đã có 70% doanh nghiệp trên địa bàn sử dụng thư điện tử trong giao dịch và trao đổi thông tin; 50% doanh nghiệp có website riêng, cập nhật định kỳ thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm; 35% doanh nghiệp tham gia website, TMĐT để mua bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; 10% doanh nghiệp ứng dụng phần mềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý và kinh doanh.

Các hoạt động TMĐT bước đầu đã hình thành các tiện tích hỗ trợ người tiêu dùng tham gia TMĐT, loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng trên địa bàn. Trong đó: 70% các siêu thị, trung tâm mua sắm và các cơ sở phân phối hiện đại cho phép người tiêu dùng thanh toán bằng thẻ qua phương tiện điện tử; 50% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông, truyền thông trên địa bàn tỉnh chấp nhận thanh toán phí dịch vụ của các hộ gia đình qua phương tiện điện tử; 20% cơ sở kinh doanh trong các lĩnh vực thương mại dịch vụ như: vận tải, văn hóa, thể thao và du lịch phát triển kênh giao dịch điện tử và một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sử dụng hình thức không tiền mặt, thanh toán tiền mua xăng dầu qua thẻ Flexicard. Hoạt động thanh toán tiền điện, điện thoại, internet, nước sạch, bảo hiểm... cũng được nhiều doanh nghiệp thanh toán trực tuyến, thanh toán qua thẻ, giảm thời gian cho người dân. Hóa đơn điện tử được các doanh nghiệp ứng dụng, tạo thuận lợi cho khách hàng, giảm thời gian và chi phí đôi bên.

hóa đơn điện tử thanh hóa

Nhằm nâng cao nhận thức và hiệu quả trong việc phát triển TMĐT, Sở Công thương Thanh Hóa đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc các Sở, Ban Ngành về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về TMĐT. Ngành Công Thương phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân khi tham gia TMĐT; quảng bá hình ảnh, thông tin trên môi trường mạng; các tiện ích và ứng dụng trong việc mua, bán sản phẩm, hàng hóa, thanh toán điện tử, chống gian lận thương mại; hàng giả, hàng nhái, các hành vi lừa đảo trên môi trường mạng. Góp phần đưa hoạt động TMĐT đi vào cuộc sống.

Sở Công thương Thanh Hóa cũng phối hợp với các đơn vị tích cực phổ biến, tuyên truyền và đào tạo nguồn nhân lực TMĐT cho đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hàng năm mở các lớp đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng như tin học văn phòng, quản trị mạng, các nghiệp vụ chuyên ngành TMĐT... Ngành Công thương tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng TMĐT; xây dựng website TMĐT phù hợp với mô hình, sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp tự triển khai quy trình bán hàng trực tuyến, quy trình kinh doanh theo mô hình tiên tiến; cách thức tích hợp công cụ thanh toán trực tuyến, cách thức quảng bá marketing hiệu quả trên website. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia các sản giao dịch TMĐT nhằm trao đổi, quảng bá thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp; Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng marketing trực tuyến, xây dựng thương hiệu trên môi trường internet phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ.
 Sở Công thương Thanh Hóa thường xuyên liên hệ với Bộ Công thương tiếp nhận thông tin, các văn bản pháp quy để phổ biến, triển khai đến các địa phương, doanh nghiệp và người dân thông qua trang Web ngành. Phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức và các doanh nghiệp về TMĐT.  

Tỉnh Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025 đạt các mục tiêu phát triển TMĐT: có 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến; 100% doanh nghiệp có website được cập nhật đầy đủ thông tin về giới thiệu, quảng bá sản phẩm; 100% thủ tục hành chính công trực tuyến, các thủ tục đăng ký kinh doanh và đầu tư, thủ tục liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mức độ 3 trở lên; 100% các đơn vị cung cấp điện, nước, viễn thông, truyền thông triển khai thanh toán hóa đơn không dùng tiền mặt trong TMĐT đạt 50%; trong đó thanh toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian chiếm 80%; 60% doanh nghiệp sử dụng chữ ký số và chứng thực chữ ký số...

Đồng chĩ Lữ Minh Thư, Phó Giám đốc Sở Công thương Thanh Hóa cho biết: TMĐT được xem là một công cụ quan trọng giúp các doanh nghiệp trong tỉnh tăng năng lực cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hóa, cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử nhanh hơn, không bị giới hạn bởi không gian địa lý và doanh nghiệp có thể tìm hiểu các thông tin cần thiết trước khi thực hiện giao dịch với đối tác. Điều này cho phép các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đi lại và thời gian trong khi giao dịch... để thực hiện được các mục tiêu trên, rất cần sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp. Tin rằng, hoạt động TMĐT trên địa bàn Thanh Hóa trong những năm tới sẽ đạt nhiều kết quả tích cực và phù hợp với xu thế hội nhập trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.

thương mại điện tử dần phục hồi

Trên thế giói, các kênh bán lẻ thương mại điện tử là điểm sáng hiếm hoi trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành, khi người tiêu dùng ngày càng phụ thuộc vào các giao dịch số. Song một báo cáo của tổ chức nghiên cứu thị trường eMarketer đánh giá rằng tác động tích cực lên chi tiêu bán lẻ thương mại điện tử không tương đồng trên toàn thế giới.

Cụ thể, châu Á-Thái Bình Dương và Bắc Mỹ là hai khu vực dẫn đầu doanh số bán lẻ và bán lẻ thương mại điện tử, Tây Âu chiếm vị trí thứ ba.

Một nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng mạnh của châu Á, theo eMarketer, một phần do sự thống trị của thị trường tỉ dân Trung Quốc. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương dự kiến dẫn đầu phân khúc thương mại điện tử, chiếm 62,6% doanh số toàn cầu, bỏ xa Bắc Mỹ và Tây Âu với tỉ lệ lần lượt là 19,1% và 12,7%.

Tại Tây Âu, doanh thu từ giao dịch điện tử tại Đức dự kiến sẽ tăng nhanh nhất trong khi hơn một nửa doanh số thương mại điện tử của Anh dự báo sẽ đến từ các giao dịch sử dụng điện thoại thông minh. Doanh thu bán lẻ tại Pháp sẽ tăng trưởng nhưng tỉ lệ không lớn.

Ở Mỹ và Pháp, các "ông lớn" bán lẻ truyền thống nhanh chóng bắt xu hướng số hóa, gia nhập sân chơi thương mại điện tử. Hơn nữa, nhiều tiểu bang nới lỏng các hạn chế giúp hệ thống cửa hàng bản lẻ truyền thống tại đây cải thiện dòng tiền, chuỗi cung ứng cũng dần phục hồi trở lại.

Châu Mỹ Latinh sẽ là khu vực kém may mắn nhất do dịch bệnh COVID-19 tiếp tục gia tăng, tạo thêm khó khăn cho nền kinh tế vốn đã bất ổn. Báo cáo nhận định doanh thu bán lẻ ở châu Mỹ Latinh sẽ giảm mạnh vì người tiêu dùng buộc phải ưu tiên chi tiền cho các nhu yếu phẩm.

Báo cáo ngành thương mại điện tử toàn cầu năm 2020 nhận định khả năng các quốc gia và khu vực nhất định sẽ thấy doanh số bán lẻ thương mại điện tử sụt giảm. Đồng thời, eMarketer dự báo ngành thương mại điện tử sẽ còn tiếp tục phát triển không đồng đều và lao dốc cả trên toàn cầu và từng quốc gia trong nửa còn lại của năm.

thực phẩm thiết yếu lên ngôi

Dữ liệu từ iPrice Group và SimilarWeb cho thấy: Do ảnh hưởng từ Covid-19, mọi người phải thắt chặt chi tiêu, giảm bớt mua sắm những hàng hóa không thiết yếu nên lượng truy cập chung trong 6 tháng đầu năm 2020 vào các website TMĐT của tốp 50 toàn quốc giảm đôi chút (giảm 6%), tuy nhiên nhiều ngành hàng trước đây không phải là trọng tâm có tỷ lệ tăng trưởng số lượt truy cập rất cao như: bách hóa (tăng 42% so với 6 tháng cuối năm 2019), mỹ phẩm và chăm sóc sức khỏe (tăng 21%).

Suy giảm mạnh là ngành hàng thời trang, với mức giảm là 38% so với nửa cuối năm 2019 và giảm 29% so với quý I-2010, điều này cho thấy những hàng hóa không thiết yếu sẽ chịu thiệt hại nặng nề do người dân thắt chặt chi tiêu.

Ngành hàng thiết bị di động vốn luôn đạt số lượng truy cập rất cao vẫn tiếp tục duy trì thế mạnh nhưng với mức tăng không đáng kể (2%). Bên cạnh đó, ngành hàng điện máy có mức tăng cao hơn (8,7%).

Trước xu thế này, trong quý II, các sàn TMĐT dường như đã xác định được bách hóa và thực phẩm tươi sống là một hướng cạnh tranh dài hạn, dẫn đến những bước đi cụ thể, quyết đoán hơn. Từ đó, các sàn TMĐT đang tạo ra một động lực phát triển lớn cho ngành bách hóa trực tuyến, đặc biệt là về hậu cần giao vận. Giữa tháng 4, Lazada triển khai cung cấp thực phẩm tươi sống, giao hàng nhanh trong 2 giờ. Đến tháng 5, Tiki cũng giới thiệu TikiNGON - dịch vụ bán hàng tươi sống giao nhanh trong 3 giờ. Cuộc đua bách hóa trực tuyến đang “nóng” hơn bao giờ hết.

 

» CÔNG TY TNHH DV HĐĐT TRUNG KIÊN
» Hotline: 1900 068 838
» Email : Info@hoadondientutrungkien.com
» Website: hoadondientutrungkien.com

Các tin khác

phone
Support hóa đơn điện tử:
1900 068 838 (Giờ hành chính)
phone
Holine hóa đơn điện tử:
0919448851 (Ngoài giờ hành chính)
mail
Email hỗ trợ hóa đơn:
info@hoadondientutrungkien.com

Liên hệ

CÔNG TY TNHH DV HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ TRUNG KIÊN
MST     : 0 3 1 5 1 7 0 3 6 5

Địa chỉ : 108/6A Đường số 6, Phường Linh Trung, Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh.
Hotline : 0919 44 88 51 - Tổng Đài: 1900 068 838
Email   : Info@hoadondientutrungkien.com


KẾT NỐI VỚI TRUNG KIÊN

 

Hỗ Trợ