1900 068 838

    Hỗ trợ:

Ngành thuế cần giải pháp đồng bộ để đạt mục tiêu kép

Trong bối cảnh chung còn có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, ngành thuế cần biện pháp hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao đạt được mục tiêu kép: Vừa chống dịch đi đôi với phát triển sản xuất kinh doanh đồng thời đạt được những mục tiêu đã đề ra...

Đây là thông tin được lãnh đạo Bộ Tài chính nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp công tác thuế 6 tháng cuối năm 2020 tổ chức ngày 8/7 tại Hà Nội.

 ngành thuế sơ kết 6 tháng đầu năm
 
Ngành thuế sơ kết 6 tháng đầu năm

Chỉ có 34/63 địa phương đạt tiến độ

Tổng cục Thuế cho biết, về diễn biến thu qua các tháng giảm dần và giảm mạnh từ tháng 4 trở đi.

Chỉ có 34/63 địa phương có tiến độ thu lũy kế 6 tháng bảo đảm tiến độ thực hiện dự toán (đạt trên 50%) do trong cơ cấu thu ngân sách trên địa bàn của hầu hết các địa phương này có nguồn thu phát sinh của năm 2019 lớn nhưng theo quy định người nộp thuế (NNT) nộp thuế trong năm 2020 (thuế TNDN) và thu từ tiền sử dụng đất chiếm tỉ trọng cao (nguồn thu chủ yếu từ các dự án đất đã triển khai đấu giá xong từ cuối năm 2019).

Số địa phương còn lại (29/63 địa phương) có tiến độ thu chậm, chưa bảo đảm thực hiện dự toán năm, hầu hết những địa phương này là những địa phương có nguồn thu thuế giá trị gia tăng (GTGT), tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế tài nguyên chiếm tỉ trọng lớn…

Tác động của dịch bệnh COVID-19 đến tình hình kinh tế đã ngay lập tức ảnh hưởng rõ nét đến thu Ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn, nguồn thu từ đất phát sinh thấp nên không bù đắp được tổng thu chung, tiến độ thu đã chậm lại từ tháng 4/2020 đến nay.

Trong 6 tháng đầu năm 2020 toàn ngành thu ước đạt 574.237 tỷ đồng, bằng 45,8% so với dự toán pháp lệnh, bằng 96,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó thu từ dầu thô ước đạt 21.338 tỷ đồng, bằng 60,6% so với dự toán, bằng 72,4% so với cùng kỳ năm 2019. 

Thu nội địa ước đạt 552.899 tỷ đồng, bằng 45,4% so với dự toán pháp lệnh, bằng 97,4% so với cùng kỳ năm 2019…

Số thu không kể tiền sử dụng đất, cổ tức, lợi nhuận còn lại, xổ số kiến thiết và chênh lệch thu chi của NHNN ước đạt 424.769 tỷ đồng, bằng 41,7% so với dự toán pháp lệnh, bằng 91,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Về tổng thể, tỉ lệ thực hiện dự toán thu NS do cơ quan thuế quản lý 6 tháng năm 2020 đạt thấp nhất so với thu của một số năm gần đây (năm 2019 đạt 51,1% dự toán, năm 2018 đạt 49,6%, năm 2017 đạt 48,2%). Trong đó, tiến độ thu khá tập trung tại một số khoản có nguồn phát sinh kinh tế của năm 2019 nhưng theo quy định các doanh nghiệp (DN) kê khai, nộp thuế trong những tháng đầu năm 2020.

Ông Cao Anh Tuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế cho hay, để bù đắp việc thu, thời gian tới sẽ rà soát các nguồn thu còn dư địa, còn tiềm năng để khai thác tăng thu, bù đắp một phần số hụt thu NSNN do dịch bệnh COVID-19 gây ra như thu từ đất đai, tài nguyên, khoáng sản; tăng cường quản lý đối với các đối tượng được hưởng lợi trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 xảy ra do tăng trưởng sản xuất hoặc thay đổi hành vi tiêu dùng như hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng, dịch vụ viễn thông, internet... 

Tăng cường kiểm soát các dự án hết thời gian ưu đãi thuế, các dự án mới phát sinh, các khoản truy thu theo kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra...

Bảo đảm nhiệm vụ thu đi đôi với tháo gỡ khó khăn DN

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, trong 6 tháng đầu năm, mặc dù bối cảnh chung còn có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, cơ quan thuế đã tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Tài chính cũng như các sở ngành địa phương thực hiện các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc giãn, hoàn tiền thuế, tiền thuê đất và các chính sách an sinh xã hội nhằm hỗ trợ người dân cũng như DN vượt qua khó khăn thách thức của đại dịch.

 
Theo báo cáo, toàn ngành đã thực hiện 29.280 cuộc thanh tra, kiểm tra theo đó tăng thu là 10.386 tỷ đồng, giảm khấu trừ là 629 tỷ đồng, giảm lỗ là 17.924 tỷ đồng. Từ đó tăng thu cho NSNN 4.827 tỷ đồng. Đôn đốc thu hồi nợ được 15.222 tỷ đồng nợ thuế có khả năng thu.Tổng cục Thuế, các Cục thuế, Chi cục thuế đã tích cực triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, kết hợp với công tác xử lý nợ, từ đó đã tăng nguồn thu cho NSNN và giữ nghiêm kỷ luật tài chính.

Công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý thuế đã được triển khai một cách nghiêm túc và có hiệu quả.

Bên cạnh đó còn thực hiện khai nộp điện tử dành cho cá nhân, triển khai dịch vụ nộp lệ phí trước bạ ô tô, xe máy điện tử. 

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Thứ trường Trần Xuân Hà cũng thừa nhận, công tác quản lý thuế vẫn còn có những khó khăn, hạn chế nhất định.

Trong đó, nhiệm vụ thu còn lại của 6 tháng cuối năm còn hết sức nặng nề (trên 55% dự toán). Nhiều khoản thu còn thấp hơn so với dự toán, đặc biệt là thu từ khu vực FDI và khu vực ngoài quốc doanh…

Tình hình kinh tế của Việt Nam nói chung có khả năng phục hồi sau đại dịch, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, song tác động của COVID đến tình hình sản xuất kinh doanh là khá nặng nề, từ đó ảnh hưởng đến thu NSNN, đòi hỏi phải có quyết tâm cao trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị. Vẫn cần làm rõ quy trình một cách bài bản, công khai minh bạch và hiệu quả, công tác chống chuyển giá, chuyển lợi nhuận cần được coi trọng.

Công tác ứng dụng CNTT của ngành thuế được đánh giá là khá cao trong các lĩnh vực quản lý kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, mức độ ứng dụng CNTT trực tuyến cấp độ 4 còn thấp; còn hơn 120 TTHC chưa được cung cấp trực tuyến; cơ chế một cửa liên thông điện tử chưa được sử dụng một cách đồng bộ; việc xây dựng hệ thống hóa đơn điện tử chung cho cả nước còn chậm…

Thứ trưởng Trần Xuân Hà cho rằng, cần triển khai giải pháp đồng bộ để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính ngân sách năm 2020 cũng như thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách của cả giai đoạn 2016-2020, lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn Quốc.

Thứ nhất, ngành thuế phải nắm chắc đối tượng nộp thuế, nắm chắc nguồn thu, thực hiện thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật, trên cơ sở đó tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền các biện pháp khai thác triệt để các nguồn thu để bù vào phần thiếu hụt (nếu có), đảm bảo thu NSNN trên địa bàn cũng như thu cân đối NSĐP (ví dụ thu từ đất, thu chênh lệch lợi nhuận cổ tức, thu hồi nợ,…).

 Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà phát biểu
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà phát biểu

Thứ hai, cần tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ DN, hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của COVID-19. 

Thứ ba, ngành thuế cần tiếp tục thực hiện chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011-2020, tạo tiền đề cho giai đoạn 2021-2030, trong đó căn cứ Luật Quản lý thuế sửa đổi để hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về quản lý thuế…

Thứ tư, cần tiếp tục thực hiện Để án mở rộng cơ sở thuế, trong đó chú trọng các đối tượng các DN lớn, các DN vừa và nhỏ, DN siêu nhỏ, các hộ gia định và cá nhân kinh doanh; triển khai Đề án chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận, các hoạt động giao dịch liên kết, các hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng kỹ thuật số…

Thứ năm, toàn ngành cần quan tâm đôn đốc thu hồi nợ đối với các khoản nợ có khả năng thu hồi. Cần thống kê, đánh giá các khoản nợ, các hồ sơ xử lý nợ theo Nghị quyết của Quốc hội, hướng dẫn của Bộ Tài chính để thực hiện trong 6 tháng cuối năm và một số năm tiếp theo. Phấn đấu trong vòng 2-3 năm phải xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng mà Quốc hội đã cho phép, giảm tỉ lệ nợ xuống dưới 5% theo như Nghị quyết của Quốc hội.

Ngoài ra, Thứ trưởng Trần Xuân Hà cũng đề nghị toàn ngành thuế tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giữ nghiêm kỷ luật tài chính; khẩn trương triển khai các dự án ứng dụng CNTT, nhất là các dự án về hóa đơn điện tử; phòng ngừa các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng trong ngành, xử lý nghiêm các biểu hiện sai phạm…

“Hơn ai hết, ngành thuế phải có trách nhiệm hỗ trợ DN phục hồi sản xuất kinh doanh, từ đó mới tạo ra được nguồn thu cho NSNN thực hiện cho được mục tiêu kép, đó là vừa chống dịch đi đôi với phát triển sản xuất kinh doanh theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước”, Thứ trưởng Trần Xuân Hà nói lời lưu ý toàn ngành Thuế.

Nguồn: chinhphu.vn

 

» CÔNG TY TNHH DV HĐĐT TRUNG KIÊN
» Hotline: 1900 068 838
» Email : Info@hoadondientutrungkien.com
» Website: hoadondientutrungkien.com

Các tin khác

phone
Support hóa đơn điện tử:
1900 068 838 (Giờ hành chính)
phone
Holine hóa đơn điện tử:
0919448851 (Ngoài giờ hành chính)
mail
Email hỗ trợ hóa đơn:
info@hoadondientutrungkien.com

Liên hệ

CÔNG TY TNHH DV HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ TRUNG KIÊN
MST     : 0 3 1 5 1 7 0 3 6 5

Địa chỉ : 108/6A Đường số 6, Phường Linh Trung, Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh.
Hotline : 0919 44 88 51 - Tổng Đài: 1900 068 838
Email   : Info@hoadondientutrungkien.com


KẾT NỐI VỚI TRUNG KIÊN

 

Hỗ Trợ